Trong thời kỳ đầu khi bé mới ăn dặm thì thực phẩm xay nhuyễn là sự lựa chọn thích hợp nhất. Vì vậy việc học cách nấu cháo xay cho bé ăn dặm để tự mình chuẩn bị bữa ăn cho bé được rất nhiều bà mẹ tìm kiếm.

Bạn đang xem: Cách nấu cháo xay cho bé

Nguyên liệu và dụng cụ để làm cháo xay cho trẻ ăn dặm

Mẹ có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu để nấu cháo xay cho bé. Chính vì thế cách nấu cháo xay cho bé ăn dặm đơn giản nhất là dùng ngay những nguyên liệu mà cả gia đình sử dụng hàng ngày để chế biến đồ ăn cho bé.

Nếu bạn cho bé ăn bột thì khi chọn nguyên liệu xay bột cho trẻ ăn dặmbạn cũng có thể áp dụng tương tự cách trên.

*
Chọn nguyên liệu nấu cháo xay từ thực phẩm chuẩn bị cho bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo xay bao gồm:

- Gạo: 200gr trong đó thành phần chính là gạo tẻ, bạn có thể thêm một chút gạo nếp cho cháo thêm hương vị.

- Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, bí đao, rau ngót, rau mồng tơi… Nếu có điều kiện mẹ nên dùng rau trồng tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé. Còn nếu mua rau củ thì bạn nên đến những cửa hàng uy tín.

- Các loại thực phẩm chứa đạm như thịt lợn, thịt bò, cá,... Nên chọn thịt tươi sống và cần sử dụng với tỷ lệ vừa phải.

- Hành lá: Chọn hành tươi

- Dầu ăn

Để chuẩn bị chế biến món cháo xay cho bé bạn cần chuẩn bị những đồ dùng sau: khay đựng nguyên liệu, khay đựng đồ ăn cho bé, chén đựng cháo và thực phẩm cho bé, máy xay đồ ăn dặm, dao, nồi nấu cháo. Các đồ dùng khay, chén nên chọn bằng thủy tinh hoặc các sản phẩm sinh học để đảm bảo an toàn cho bé.

Máy xay cho trẻ ăn dặm nên chọn máy có thiết kế đơn giản, công suất cao, có thể xay được những thực phẩm nóng và từ những thương hiệu uy tín chẳng hạn như máy xay cho trẻ ăn dặm Braun, máy xay cầm tay Bosch….

Các bước làm cháo xay cho bé ăn dặm

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm món cháo xay thì chúng ta sẽ tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo: Nhặt sạch sạn, bụi bẩn sau đó vo gạo kỹ đổ vào nồi nấu thành cháo nhừ. Độ loãng đặc của cháo tùy vào việc bé đang ăn dặm vào thời điểm nào. Chú ý khi gạo sôi, bạn có thể tắt bếp để gạo được nhừ.

Thịt: Rửa và thái nhỏ. Sau đó dùng máy xay đồ ăn dặm cho bé xay nhuyễn thịt. Tiếp theo cho thịt vào nồi ninh cùng với cháo để nước cháo thơm ngọt. Đối với các loại cá thì mẹ nên hấp chín, bóc xương cẩn thận rồi cho vào nồi cháo.

*
Sơ chế nguyên liệu đúng cách để nấu cháo xay cho bé ăn dặm

Các loại rau: Nhặt sạch sau đó cho rau vào luộc với một chút nước. Khi rau chín kỹ vớt rau ra bát để nguội. Tùy phương pháp ăn dặm mà mẹ có thể chọn cho rau vào xay cùng cháo hoặc xay rau riêng. Cách xay rau cho bé ăn dặm cũng áp dụng với từng loại rau củ khác nhau.

Bước 2: Xay cháo

Mọi thứ đã chuẩn bị xong. Lúc này bạn cần đến máy xay thức ăn cho bé ăn dặm để làm nhuyễn cháo. Đổ cháo thịt và rau vào xay nhuyễn chúng. Tùy vào tháng tuổi của bé mà xay cho phù hợp. Khi mọi thứ đã nhuyễn thành thể thống nhất, đổ ra xoong nấu lại.

Bước 3: Nấu cháo

Đun với lửa nhỏ đồng thời đảo đều tay cho tới khi cháo sôi. Nếu thấy đặc bạn có thể dùng nước rau luộc cho vào nấu cùng để điều chỉnh. Nấu cháo bằng nước luộc rau củ nồi cháo sẽ ngọt hơn.

Cuối cùng bạn nêm thêm dầu ăn rồi tắt bếp. Ở bước này một số mẹ thường cho thêm nước mắm vào nồi cháo tuy nhiên các tổ chức Y tế đều khuyên chỉ nên cho bé ăn thêm gia vị mặn khi con được 12 tháng tuổi, điều này sẽ giúp hạn chế việc thận của bé phải làm việc quá sức trong khi còn rất non yếu. Kể cả những công thức xay bột cho bé ăn dặm cũng không có phầnnêm gia vị cho bé vì thế mẹ nên lưu ý điều này.

*

Món cháo xay đầy dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh

Một số chú ý khi nấu cháo xay cho bé ăn dặm

Bây giờ mẹ đã biết cách nấu cháo xay cho bé ăn dặm, tuy nhiên mẹ cũng vẫn cần phải lưu ý một số điều:

+ Nên nấu sao cho cháo có độ đặc vừa phải tùy vào thời điểm ăn dặm để bé có thể ăn ngon miệng hơn và không hại đến dạ dày của bé.

+ Đây là giai đoạn các mẹ phải đặc biệt chú trọng khi bắt đầu thay đổi thức ăn cho bé. Lúc này dạ dày của bé vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên các mẹ chú ý kỹ khi chọn nguyên liệu để nấu cháo cho trẻ.

+ Không nên cho bé ăn nhiều đạm quá. Một bát cháo được xem là đầy đủ chất dinh dưỡng khi có đủ các chất: Đạm, Vitamin, khoáng chất và chất béo.

Vậy là món cháo xay ngon tuyệt đã hoàn tất rồi?! Không quá khó phải không các mẹ. Mẹ có thể chọn nấu cháo xay hoặc cho bé ăn bột nhuyễn khi mới ăn dặm nhé.

Cách nấu cháo xay cho bé 7 tháng tuổi kiểu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo “chuẩn” khoa học luôn là từ khóa được nhiều mẹ bỉm sữa Việt tìm kiếm bởi cháo xay tự nấu ở nhà luôn an toàn tuyệt đối so với cháo dinh dưỡng ngoài tiệm.

Hơn 99.000 kết quả khác nhau chỉ trong 0,61 giây khi gõ từ khóa cách nấu cháo xay cho bé 7 tháng tuổi cho thấy ở giai đoạn đầu trẻ ăn dặm, các mẹ rất quan tâm tới phương pháp chế biến cháo này.

Bé 7 tháng ăn bột hay cháo xay nhuyễn?

Viện dinh dưỡng Việt Nam luôn đưa ra khuyến cáo mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Trừ trường hợp một số ít trẻ đòi ăn dặm sớm, hầu hết bé đều bắt đầu ăn dặm khi bước sang tháng thứ 6. Thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thích nghi với chế độ ăn lợn cợn nên mọi thức ăn cần xay nhuyễn.

Sau tháng đầu tiên làm quen, trẻ 7 tháng bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, lúc này mẹ có thể linh hoạt thực đơn cho bé. Nếu sử dụng các loại bột chế biến sẵn có thể chọn bột thịt heo, thịt gà, thịt bò, bột gạo sữa… để bé cần được thay đổi thường xuyên để bé đỡ ngán. Mẹ lưu lý, 12 tháng tuổi trẻ mới ăn được cháo xay lợn cợn, cần tuân thủ theo sự phát triển của trẻ mà nấu cháo cho phù hợp.

*

Kết hợp cả hai cách: Cháo và bột xay nhuyễn là câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ 7 tháng ăn gì tốt. Các mẹ cần nhớ nguyên tắc ăn dặm “ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc”. Mẹ có thể thử lần lượt các loại thực phẩm từ rau xanh tới thịt gia cầm hải sản và loại dần những loại bé khó ăn hoặc bị dị ứng.

Cách nấu cháo cho trẻ 7 tháng

Để nấu cháo xay cho bé ăn ngon miệng, lớn nhanh như thổi mẹ cần chú ý khâu lựa chọn nguyên liệu cách chế biến khoa học.

Lựa chọn thực phẩm

Trẻ 7 tháng nên dùng thịt nạc heo, lòng đỏ trứng, tàu hủ non và các loại cá đồng. Không nên cho trẻ dưới 8 tháng ăn quá nhiều các thịt bò, thịt gà, hải sản vì trẻ ở tuổi đó chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này, đồng thời có một số trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với đồ ăn hải sản.

Cách chế biến cơ bản

Buổi sáng: Mẹ có thể nấu cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột)

Trưa và chiều tối: Ăn cháo thịt băm hoặc các loại khác.

Nếu không muốn xay nhuyễn tất cả thành hỗn hợp “chẳng nhận ra là bé ăn gì” mẹ có thể bằm thịt thật nhuyễn, lọc bỏ những sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy thịt không bị vón cục, trẻ ăn rất dễ dàng.

*

Lưu ý, không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà trẻ cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ.

Để không mất thời gian nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Tới bữa ăn bạn múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho trẻ ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Tỷ lệ phối hợp tốt nhất giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật và động vật là 50:50. Cụ thể trong một ngày có thể cho trẻ ăn bữa trưa với thức ăn có chất đạm nguồn gốc động vật và bữa chiều có nguồn gốc thực vật.

Cháo dinh dưỡng có thật sự dinh dưỡng

Với nhiều bà mẹ, cháo dinh dưỡng được coi là “cứu cánh” vì trở lại với công việc sau khi sinh chưa sắp xếp được thời gian hợp lý, mua cho nhanh, gọn lẹ. Về cơ bản, chuyện bỏ ra một số tiền khá nhỏ mà “rinh” ngay cho bé một chén cháo dinh dưỡng thơm ngon, đủ vị mà không tốn thời gian nấu nướng là khá thiết thực.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần biết một thực tế Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhấp viện do rối loạn tiêu hóa sau khi ăn cháo dinh dưỡng ăn liền. Các bác sĩ cũng đưa ra kết luận trẻ bị ngộ độc cháo vì thành phần trong đó khó xác định là gì.

Cháo dinh dưỡng càng tiện lợi bao nhiêu thì dinh dưỡng trong cháo lại thiếu hụt bấy nhiêu, đặc biệt, các loại cháo được sản xuất tại các cơ sở thiếu uy tín.Do đó, các mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng vì nếu không kịp điều trị có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Tốt nhất vẫn nên tìm hiểu cách nấu cháo xay cho bé 7 tháng tuổi và dành ra 30 phút mỗi ngày để nấu ăn cho bé.

Lưu ý:

1. Không phải lúc nào cũng cho khoai tây, cà rốt nghiền vào cháo

Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt. Thực tế, khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau như một số người vẫn nghĩ.

Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.

2. Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.

3. Lạm dụng máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ lớn 3 – 4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn nấu cháo cho trẻ 6 tháng, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6

Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7 – 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún,… 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt,…