Rượu gạo đã trở thành thức uống truyền thống và lâu đời trong văn hóa người Việt. Tuy thị trường đã du nhập nhiều loại rượu ngoại khác nhau, nhưng vẫn không thể làm mất đi giá trị và vị thế của rượu gạo truyền thống. Do đó, nếu bạn đang tìm hiểu cách nấu rượu gạo thủ công ngon, đậm đà vị cay nồng, thì đừng vội bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Quy trình nấu rượu gạo truyền thống


Contents

1 Chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu gạo thủ công2 Cách nấu rượu gạo thủ công ngon, đậm vị tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu gạo thủ công

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng rượu gạo. Theo đó, để rượu gạo đạt được ngon, mùi vị và hương thơm chuẩn, nguyên liệu nấu rượu cũng phải thực sự chất lượng.

Chọn gạo nấu rượu truyền thống đạt chuẩn

Gạo nấu rượu hiện nay khá đa dạng: gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt, gạo tấm,… với đặc tính và hương vị đặc trưng riêng. Tùy theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng, mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gạo phù hợp. 

Mẹo nhỏ khi chọn gạo, là bạn nên chọn những hạt gạo đã xát vỏ trấu, nhưng còn nguyên phôi và vỏ cám. Bởi, lớp vỏ này có chứa rất nhiều dinh dưỡng, giúp rượu vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe người dùng.

Chọn men nấu rượu phù hợp

Chọn men rượu cũng nên chọn theo nhu cầu của bạn (men lá, men vi sinh hay men thuốc bắc). Lựa chọn men nào cũng được, miễn sao men chất lượng, không ẩm mốc, không hư hỏng và không gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu gạo khi nấu.

*
Chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu gạo thủ công

Cách nấu rượu gạo thủ công ngon, đậm vị tại nhà

Nấu rượu gạo thủ công thực tế không quá khó, chỉ cần 1 chút tỉ mỉ, cẩn thận, bạn sẽ có được những mẻ rượu thơm ngon, chuẩn vị truyền thống. Trình tự cách nấu rượu gạo truyền thống chi tiết như sau:

Bước 1: Ngâm và nấu cơm rượu

Vo gạo với nước để làm sạch hết những bụi bẩn, mạt trấu, tạp chất còn sót lại trong gạo. Nên vo nhẹ nhàng để tránh làm mất đi dưỡng chất dinh dưỡng bên trong lớp lụa cám bên ngoài gạo.Tiếp tục ngâm gạo trong nước lạnh khoảng 20 – 30 phút để gạo nở đều, nhanh chín cơm khi nấu số lượng lớn.Đổ gạo vào nồi, sau đó cân đối giữa tỷ lệ nước và gạo (1 gạo : 1 nước) và bật nút nấu cơm như bình thường.Khi cơm rượu đã chín, hãy dàn đều cơm trên 1 khay chứa lớn. Chờ cơm nguội bớt, là bạn đã có thể thực hiện công đoạn tiếp theo.

Bước 2: Cơm rượu trộn đều men

Men rượu sau khi mua về, loại bỏ vỏ trấu, đập nhuyễn và nghiền men thành bột mịn.Đong lượng men rượu phù hợp với tỷ lệ cơm (1kg gạo : 15 – 20g men rượu).Xếp cơm rượu còn ấm nóng vào bình đựng, rắc đều men theo trình tự cứ 1 lớp cơm mỏng, rải 1 lớp men mịn.Trộn đều cơm rượu cùng men cho đến khi men đều trong cơm là được.
*
Trộn đều cơm gạo cùng men rượu

Bước 3: Ủ men theo quy trình

Rượu gạo nấu theo cách thủ công sẽ được tiến hành ủ men theo 2 giai đoạn, cụ thể như:

1- Giai đoạn ủ men khô

Giai đoạn này bạn sẽ để cơm và men rượu lên men trong môi trường kỵ khí ở bình lớn và đậy kín nắp. Nhiệt độ thích hợp để ủ rượu là từ 20 – 25 độ C. Sau khoảng 4 – 5 ngày, cơm rượu trong bình sẽ tự động dậy nước, lên men và thơm mùi cay nồng của rượu.

2- Giai đoạn ủ men ướt

Cơm rượu sau quá trình ủ khô, sẽ được đổ thêm nước, đậy kín và tiếp tục ủ ướt sau khoảng 1 – 2 tuần. Khi nếm thử cơm rượu, nếu thấy có vị cay nhẹ, nước chuyển sang màu trong hơn, thì bạn hãy mang rượu đi chưng cất.

Lưu ý: Tỷ lệ nước và cơm rượu cân đối nhất là 10kg gạo : 15 lít nước. 

Bước 4: Chưng cất rượu gạo thủ công

Để tạo ra được mẻ rượu hoàn chỉnh, bạn sẽ tiếp tục mang rượu ủ đi chưng cất với 3 giai đoạn cụ thể sau:

Lần 1: Chưng cất rượu lần đầu thu được loại rượu có nồng độ cồn khá cao, khoảng 55- 65 độ, nếu uống trực tiếp có thể gây hại cho sức khỏe người dùng, thậm chí ngộ độc rượu.Lần 2: Tiếp tục mang rượu lần 1 đi chưng sẽ thu được loại rượu giữa, nồng độ khoảng 35 – 45 độ. Rượu lần 2 được sử dụng uống trực tiếp hoặc mang đi dự trữ, ủ rượu tiếp cũng được.Lần 3: Chưng cất lần 3 sẽ thu được loại rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua và chất lượng có giảm đôi chút. Vậy nên, loại rượu này thường được sử dụng pha với rượu gốc lần 1 để thu được loại rượu ngon, được chưng cất ở lần 2.
*
Cách nấu rượu gạo thủ công ngon, đậm vị tại nhà

Bí kíp nấu rượu gạo thủ công đơn giản, chất lượng

Cách nấu rượu gạo thủ công ở mỗi miền là khác nhau, tùy theo phương pháp, nguyên liệu cũng như kỹ thuật của người nấu rượu để cho ra được những mẻ rượu thơm ngon, hương vị nồng ấm. Theo đó, bạn sẽ không thể bỏ qua những bí kíp nấu rượu ngon, hiệu quả dưới đây:

Gạo nấu rượu phải là loại gạo ngon, không hư hỏng, không ẩm mốc, đảm bảo rượu khi nấu không bị nóng, đạt chất lượng tốt nhất
Nghiền men rượu mịn, rắc bột men khi cơm còn nóng ấm để tránh chết men
Lượng men rải cùng cơm gạo nên vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít để cơm nếp lên men chuẩn nhất
Tạo môi trường ủ men với nhiệt độ phù hợp, khoảng 20 – 25 độ C, giúp quá trình lên men nhanh hơn, tốt hơn
Giai đoạn ủ ướt nên chọn nguồn nước sạch, độ PH nên thấp hơn nguồn nước sinh hoạt thông thường một chút
Rượu gạo sau khi chưng cất nên được lọc để loại bỏ các độc tố như furfurol, andehit, methanol,… để đảm bảo an toàn và chất lượng chuẩn nhất khi sử dụng

Như vậy, trên đây là cách nấu rượu gạo thủ công ngon, đơn giản, dễ làm tại nhà mà Thực phẩm Quốc Huy muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng áp dụng và nấu được những mẻ rượu truyền thống, thơm ngon, đậm đà để thưởng thức nhé.

GỌI NGAY CHÚNG TÔI QUA HOTLINE 

*
*
*

Rượu truyền thống từ lâu đã là một trong số những vật phẩm không thể thiếu của nhiều gia đình, đặc biệt được sử dụng trong những dịp trọng đại. Tất nhiên, để có được những sản phẩm chất lượng, quy trình sản xuất rượu truyền thống sẽ trải qua rất nhiều công đoạn khắt khe và công thức bí truyền riêng của từng đơn vị sản xuất. Vì thế, để xác định được rượu có ngon không, chất lượng có tốt hay không và có đáng để sử dụng hay không thì bạn cần đánh giá dựa vào công đoạn, quy trình sản xuất của các sản phẩm rượu.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm rượu truyền thống chất lượng. Qua đó, hy vọng bạn sẽ tìm được sản phẩm tốt để mua, làm quà, phục vụ nhu cầu mỗi dịp lễ, Tết.

Về nguyên liệu sản xuất rượu truyền thống

Có rất nhiều loại rượu truyền thống, mỗi loại sẽ có quy trình sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, để bàn về rượu truyền thống, Rucota Đào Công Thành sẽ chỉ bàn đến rượu gạo truyền thống. Bởi đây là một trong số những loại rượu đặc trưng và phổ biến nhất hiện nay trong dòng sản phẩm rượu truyền thống.

*

Loại rượu này cũng không dễ dàng có được thành phẩm chất lượng nếu như chúng ta không có được bí quyết và quy trình sản xuất chuẩn chỉ. Cụ thể nhất, dưới đây là quy trình sản xuất rượu truyền thống Việt Nam. Để sản xuất rượu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Gạo nếp/gạo tẻ: Gạo tẻ và gạo nếp, nguời nấu rượu sẽ chọn những hạt gạo đã say bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám. Tùy vào nhu cầu mà người ta sử dụng gạo tẻ hay gạo nếp. Rượu gạo nếp bán ra thị trường sẽ đắt hơn rượu gạo tẻ vì độ thơm ngon, thành phẩm chất lượng hơn.Bánh men
Dụng cụ chưng cất, nấu rượu
*

Quy trình sản xuất rượu truyền thống như thế nào?

Bước 1: Nấu cơm rượu

Ngâm gạo: Để nấu rượu, người ta sẽ phải tiến hành ngâm gạo khoảng 30 – 40 phút cho gạo mềm, nở tránh tình trạng vón cục khi tiến hành nấu.Nấu cơm rượu: Tiến hành nấu cơm rượu như cơm ăn bình thường. Người ta sẽ nấu cơm rượu chín đều, không nấu khô quá. Nên chọn tỷ lệ nước:gạo là 1:1 đều rất hợp lý.
*

Bước 2: Phối Trộn Men

Sau đó, phần cơm rượu được để nguội xuống nhiệt độ khoảng từ 30 – 32 độ C. Người làm rượu sẽ cho men rượu vào phối trộn. Tùy theo kinh nghiệm cũng như cách thức nấu rượu truyền thống của từng người mà tỷ lệ cũng khác nhau. Trong đó, chỉ cần sai số, rượu thành phẩm cũng sẽ không được ngon và đảm bảo chất lượng. Thế nên, thay vì tự làm rượu, nhiều người có xu hướng mua những sản phẩm rượu truyền thống chất lượng từ những cơ sở uy tín.

Bước 3: Lên Men, Ủ cơm

Người tiến hành nấu rượu sẽ loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men rượu. Khi cơm đã không còn nóng quá thì men đều lên trên. Một lưu ý nhỏ là nên rắc men khi cơm còn ấm, không rắc khi cơm quá nóng hay quá nguội.

*

Tiếp đến, người ta sẽ trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp. Để đều hơn thì người ta chia men thành 2 phần, một phần rắc lên 1 mặt, phần còn lại rắc lên mặt ngược lại.

Quá trình lên men rượu thường sẽ được lên men hai lần:

Lên men hở: sau khi trộn men cho vào thiết bị lên men giữ nhiệt độ khoảng
Lên men kín: sau thời gian lên men kín. Phần cơm rượu được cho thêm nước vào khoảng từ 2-3 lít nước/01kg gạo đem nấu. Thời gian lên men lỏng này khoảng từ 3-4 ngày. Sau thời gian lên men thì chúng ta sẽ thu được dịch rượu trước khi đem chưng cất.

Bước 4: Chưng cất rượu

*

Sau thời gian lên men, rượu được đưa đi chưng cất. Sau đó, người ta có được 3 phần rượu khác nhau:

Đợt đầu thu được rượu có nồng độ cồn từ 55 – 65 độ được gọi là rượu gốc. Rượu này có nhiều tác hại với sức khỏe nên không được sử dụng, dễ ngộ độc.Đợt sau thu được rượu có nồng độ cồn khoảng 35 – 45 độ và người nấu rượu thường lấy rượu này làm sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng. Vì thế, để tránh những trường hợp không đáng có thì việc mua và liên hệ mua những sản phẩm rượu truyền thống, chất lượng là rất cần thiết.Phần rượu chưng cất còn lại được gọi là rượu ngọn. Rượu này thấp độ có vị chua mùi không còn thơm nữa. Xét về thông thường, 10 kg gạo thể thu được 7 lít rượu ngon 40-45 độ cồn.

Bước 5: Khử độc tố và lão hóa rượu


*

Tháp chưng luyện


Nếu chỉ dùng máy lọc thông thường, thì chỉ lọc bỏ được tạp chất có trong rượu. Còn các độc tố muốn loại bỏ cần đưa qua tháp chưng luyện. Tháp chưng luyện có tác dụng bóc tách các độc tố ở các nhiệt độ bay hơi khác nhau như andehit, metanol… Đảm bảo rượu an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Lời kết

Rượu truyền thống được làm từ gạo nếu không được áp dụng công nghệ, máy móc để xử lý thì rượu chứa rất nhiều chất độc hại. HTX Rượu Thành Nhàn chúng tôi có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất rượu truyền thống. Vừa lưu giữ phương pháp truyền thống, vừa áp dụng máy móc công nghệ, giúp rượu an toàn hơn và ngon hơn. 

Chúng tôi cung cấp các sản phẩm rượu gồm. Rượu dừa, rượu táo mèo, rượu mơ rừng. rượu nếp cái hoa vàng, rượu ổi, rượu ba kích và rượu chuối hột. Trong đó, Rượu dừa và rượu nếp cái hoa vàng đạt chứng nhận OCOP 3 sao tỉnh Hưng Yên.

Xem thêm: Nồi Nấu Cháo Đa Năng Hàn Quốc Bbcooker Bs15 (1, Nối Nấu Cháo Bbcooker

*

*


*

Rượu dừa Rucota Đào Công Thành


Qúy khách hàng muốn tìm địa chỉ mua rượu truyền thống uy tín, chất lượng, mà đảm bảo sức khỏe thì vui lòng liên hệ.

Mời bạn tham khảo thêm 1 số sản phẩm khác của Rucota Đào Công Thành:

*


*

Rượu táo mèo cao cấp chai 300ml


*

Rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ


*

Rượu chuối hột hảo hạng bình 18l


Chúng tôi cung cấp các sản phẩm rượu hoa quả ngâm theo phương pháp truyền thống. Áp dụng máy móc công nghệ để nâng cao chất lượng. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với nhiều mẫu mã khác nhau: Rượu đóng chai cao cấp, rượu đóng bình 18 lít để phục vụ nhà hàng, các sự kiện hiếu, hỉ…